Máy nén khí Inverter – “Bí kíp” tiết kiệm năng lượng tối đa

 Máy nén khí Inverter ứng dụng công nghệ hiện đại cho khả năng tiêu thụ năng lượng điện thấp, giúp tiết kiệm chi phí trung bình mỗi năm. Vì vậy, máy nén khí Inverter đã và đang được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn đầu tư. Để hiểu hơn về dòng sản phẩm nén khí này, mời bạn tham khảo nội dung bên dưới đây của chúng tôi!

Máy nén khí Inverter là gì?

Máy nén khí Inverter là dòng máy nén khí hiện đại trang bị công nghệ biến tần để kiểm soát công suất nhằm tránh tiêu năng lượng điện. Từ đó đảm bảo máy nén khí sử dụng đúng mức năng lượng cần thiết, tránh lãng phí năng lượng dư thừa. Dòng máy này tiết kiệm điện năng hiệu quả nhất khi sử dụng cho nhu cầu từ 50 - 80% tải, một số model máy có thể tiết kiệm tới 40% năng lượng so với máy thông thường

Máy nén khí Inverter là gì?

Nguyên tắc hoạt động của công nghệ Inverter chính là dựa trên sự kiểm soát từng tần số dao động, tùy vào thiết kế của board mạch bên trong. Biến tần Inverter cung cấp điện áp xoay chiều từ nguồn điện DC, nên rất hữu ích trong việc cung cấp nguồn năng lượng cho các thiết bị điện sử dụng nguồn điện áp xoay chiều.

Hiện nay trên thị trường, máy nén khí Inverter đang được phân phối với đa dạng sự lựa chọn; nổi bật nhất là dòng máy nén khí Inverter nội địa Nhật cùng sự đột phá về công nghệ.

Đặc điểm của dòng máy nén khí Inverter

Công nghệ biến tần Inverter mang đến những ưu điểm vượt trội cho sản phẩm máy nén khí Inverter. Cụ thể như sau:

1. Hiệu suất máy ổn định

Công nghệ biến tần Inverter hoạt động với cơ chế điều khiển điện áp và dòng điện sử dụng cho động cơ máy, chuyển đổi điện áp AC sang DC và chuyển ngược lại sang điện áp bằng cách chuyển mạch. Từ đó tạo chuyển động cơ được điều khiển với độ chính xác cao, trục động cơ bền bỉ cung cấp áp suất ổn định cho hệ thống khí nén.

Công nghệ Inverter kiểm soát công suất máy, tiết kiệm điện năng hiệu quả

2. Tiết kiệm năng lượng tối đa

Máy nén khí được tích hợp Inverter điều khiển tải theo tải của nhà máy. Khi nhà máy không sử dụng khí nén thì máy nén khí sẽ tự động dừng hoạt động. Nhờ vậy vừa giúp duy trì nguồn khí nén ổn định và an toàn, mà vừa giúp tối ưu năng lượng sử dụng.

3. Bền bỉ, ít bị hư hỏng

Phần lớn các model máy nén khí Inverter đều được đánh giá khá tốt về độ bền, bởi máy có khả năng điều chỉnh tốc độ động cơ theo nhu cầu sử dụng. Các lỗi hư hỏng, trục trặc với máy và đặc biệt tình trạng nóng máy đột ngột được giảm xuống mức tối đa. Do đó, việc bảo dưỡng và sửa chữa ít hơn so với các dòng máy không có Inverter.

Máy nén khí Inverter bền bỉ, không cần phải bảo dưỡng quá nhiều

4. Độ ồn thấp

Máy nén khí Inverter có thể tự điều chỉnh tốc độ động cơ khi đạt đến mức áp suất chính xác, giảm độ ồn đồng thời giảm độ rung giúp đem đến môi trường làm việc tốt và an toàn cho người sử dụng.

Ngoài những ưu điểm nổi bật, một số hạn chế mà máy nén khí Inverter còn tồn tại đó là:

  • Ở môi trường nhiệt độ cao, nước sẽ xuất hiện ở trong khoang máy nên máy không có khả năng thích ứng dẫn đến các phần điện tử công suất sẽ trở nên yếu hơn, làm khả năng làm việc của máy kém đi.
  • Lắp đặt biến tần cho máy nén khí phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật chuyên môn cao.
  • Chi phí đầu tư cho máy nén khí biến tần Inverter cao.

TOP 3 máy nén khí Inverter nổi bật và đang được ưa chuộng nhất hiện nay

Dưới đây là TOP 3 máy nén khí Inverter nổi bật, được ưa chuộng nhất trên thị trường hiện nay; bạn đọc có thể tham khảo để đưa ra quyết định đầu tư.

1. Dòng máy nén khí Inverter Hitachi Hiscrew V22 Plus

Thông số kỹ thuật chi tiết của Hitachi Hiscrew V22 Plus:

  • Công suất: 22kW ~ 30Hp
  • Áp lực làm việc: 8 bar
  • Lưu lượng khí: 3.6 m³/phút
  • Điện áp: 220V

Hitachi Hiscrew V22 Plus

Hitachi Hiscrew V22 Plus là dòng máy nén khí Inverter nội địa Nhật đã được kiểm định chất lượng nghiêm ngặt, trang bị động cơ 22Kw cho lưu lượng khí tối đa 3.6 m³/phút. Sản phẩm được đánh giá cao về khả năng nén khí tốt, tuổi thọ cao và tiết kiệm điện năng khi sử dụng.

2. Dòng máy nén khí trục vít Inverter Kobelco VS22A-H

Thông số kỹ thuật chi tiết của Kobelco VS22A-H:

  • Lưu lượng khí: 4.2 m³/phút
  • Áp suất khí nén: 0.85 Mpa
  • Nhiệt độ môi trường: 0 - 45ºC
  • Công suất motor: 22Kw- 30HP
  • Điện áp: 380V/3pha/50Hz
  • Kích thước: 1500x880x1350 mm
  • Độ ồn: 58 dB
  • Khối lượng: 730Kg

Inverter Kobelco VS22A-H

Máy nén khí Kobelco VS22A-H là dòng máy nén khí trục vít ngâm dầu ứng dụng công nghệ biến tần Inverter hiện đại. Thiết bị này được thiết kế bảng điều khiển thông minh giúp người dùng dễ dàng thao tác và theo dõi hoạt động của máy. Model Kobelco VS22A-H ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp như in ấn, bao bì, thực phẩm, dệt, gỗ,…

3. Dòng máy nén khí Inverter Pegasus TMPM 100A

Thông số kỹ thuật chi tiết của Pegasus TMPM 100A:

  • Công suất: 75 Kw
  • Lưu lượng: 12.95 m³/ phút
  • Áp lực: 0.8 Mpa
  • Cân nặng: 1480 Kg
  • Kích thước: 1600x1200x1580 mm

Pegasus TMPM 100A

Dòng máy nén khí Pegasus TMPM 100A có thiết kế chắc chắn, toàn bộ thân máy cấu thành từ thép cao cấp cho khả năng chịu lực và chống ăn mòn tốt. Model Pegasus TMPM 100A hoạt động với công suất 75KW, lưu lượng khí nén 12.95 m³/phút giúp đáp ứng tốt, ổn định nguồn khí nén cho các hoạt động của hệ thống máy móc động cơ.

Lưu ý quan trọng khi lắp biến tần cho máy nén khí Inverter

Khi biến tần của máy nén khí Inverter gặp sự cố hỏng hóc và phải thay thế, khi đó người dùng cần phải lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Biến tần phải là dòng biến tần tải nặng, có tốc độ đáp ứng nhanh; đồng thời không chọn loại dùng cho bơm/quạt tăng 1 cấp công suất vì dù có khả năng chịu tải tương đương nhưng không thể đáp ứng được công việc.
  • Khi lắp biến tần máy nén khí, người dùng cần lưu ý đến tốc độ tối thiểu của động cơ. Với động cơ không có quạt cưỡng bức thì việc chạy với tần số quá thấp sẽ dẫn đến động cơ do quạt không làm mát kịp.

Lắp biến tần cho hệ thống máy nén khí Inverter

  • Việc chạy với tốc độ quá thấp, chạy không tải quá lâu có thể dẫn tới sự cố nhiệt độ dầu xuống thấp. Từ đó dẫn đến việc dầu sẽ bị ngưng tụ nước gây hư hỏng dầu, cũng như ảnh hưởng đến hoạt động của máy.
  • Cần phải hiểu rõ về cấu tạo; quy trình vận hành van hút gió, hút dầu, xả dầu và các tín hiệu bảo vệ nhiệt độ, áp suất,... Sau đó tiến hành viết chương trình điều khiển toàn bộ máy sao cho thích hợp với biến tần để vừa tối ưu hiệu quả năng lượng, vừa tránh được những sự cố thiếu dầu, ngập dầu trong trục vít, hoặc rung lắc máy khi chạy tần số thấp,...

Nội dung bài viết này là một số thông tin cơ bản về máy nén khí Inverter và TOP 3 model máy được sử dụng phổ biến. Có thể nói, việc ứng dụng máy nén khí trục vít Inverter trong các ngành sản xuất chính là giải pháp giúp tiết kiệm năng lượng điện, giảm chi phí đầu tư cho doanh nghiệp tốt nhất hiện nay.

>>> Xem thêm: Những Model máy nén khí Ingco đáng mua nhất

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TOP 5 Máy nén khí Toscon đáng mua nhất

# TOP 3 máy nén khí Ingco được ưa chuộng nhất hiện nay

Những dòng máy hút bụi công nghiệp 2000w đáng mua